VƯỜN ƯƠM ĐÔNG NAM BỘ

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Sưa Đỏ - VƯỜN ƯƠM ĐÔNG NAM BỘ
Cây kèn hồng
Cây hoa sữa
Cây giá ty ( Tếch )
Cây giáng hương
Cây mãng cầu xiêm Thái Lan
Cây chuông vàng
Hạt gai dầu
Hạt chùm ngây
Cây gỗ trắc
Thông đuôi ngựa
KEO LAI GIÂM HOM
Cây cam
Cây bằng lăng
Cây bò cạp vàng ( Muồng hoàng yến )
Cây xoài
Keo tai tượng
Cây gõ đỏ
Thu hái hạt Cây Sưa Đỏ
Hạt Giống Bàng Đài Loan
HẠT TRẮC ĐỎ
CÂY BẠCH ĐÀN
CÂY BẰNG LĂNG TÍM
CÂY GÕ MẬT
CẨM LAI BÀ RỊA
CÂY SƯA ĐỎ
CÂY CĂM XE
Cây cẩm lai đồng nai
Cây giá tỵ (tếch)
Cây Bưởi Da xanh
Cây Chanh không hạt
Cây Mận Tam hoa
Cây Mít nghệ tứ quý
Mít Nghệ Siêu Sớm
Mít Thái Lá Bàng
Vú Sữa Lò Rèn
Xoài Cát Hòa Lộc
Xoài Thái Lan
Cây Trôm Mủ

Hỗ trợ trực tuyến

Mr.Dương:  0919 990 576

Tin tức

Hoa kèn hồng – cô gái mộng mơ giữa lòng Sài Gòn
Chia tay với hương xuân...
Bạn có biết cái tên Chùm ngây? Những khám phá tuyệt vời từ một loài rau
“Chùm ngây –...
Bạn có được lợi ích gì khi trồng cây keo lâm nghiệp ?
Chuyện trồng cây lâm...
Hoa sữa - loài hoa mang thu về với Hà Nội
“ Mùa hoa sữa rơi,...
Giống xoài Thái Lan và món xôi xoài cực đã thèm
“Có một loại xoài...
Cây Chuông Vàng - Ấn tượng về một loài hoa cho sắc vàng rực rỡ như nắng
  “Để tôi...
Mách bạn cách tăng năng suất cây trồng bằng những bí quyết ươm và chăm sóc hạt giống hiệu quả
"Hạt giống muốn nảy...
Giống Mận Tam Hoa - Loại cây ăn trái cho quả căng mọng, hấp dẫn giàu dinh dưỡng
“Vào mùa hè...
Bằng lăng làm đẹp cho đường phố và những giá trị mà bạn không ngờ tới
"Cây bằng lăng nước...
Cây Trôm mủ -
“Trưa hè ngồi dưới...
Cây công trình- mỹ quan giữa lòng thành phố
Trong cuộc sống hiện đại...
Hạt gai dầu và những lợi ích không tưởng mà nó mang lại cho bạn
Ngày nay, cây gai...
Vườn ươm Đông Nam Bộ - Cơ sở phân phối giống cây ăn quả đảm bảo chất lượng tại Đồng Nai
"Vườn ươm Đông...
Dịch vụ quản trị trang web chất lượng tại tp.Hồ Chí Minh
Bạn đang xem bài viết...
Mỹ công bố 12 loại rau củ quả nhiều thuốc trừ sâu nhất
Một lần nữa, dâu tây đứng...
5 Bước để tạo ra một bài viết chuẩn SEO
Bạn đang xem bài viết 5 Bước...
Trồng cây là đầu tư cho tương lai của cuộc sống
 Nghị sĩ châu Á-Thái...
Rừng gỗ trắc độc nhất vô nhị ở Việt Nam kêu cứu
Rừng đặc dụng Đắc Uy...
Thương lái Trung Quốc gom gỗ trắc giá 10 triệu/kg
Người buôn gỗ ở làng...
Tìm hiểu về gỗ trắc đỏ.
Trên thị trường hiện...
Cận cảnh cây sưa 50 tỷ trong vụ đánh nhau chảy máu đầu tại cuộc họp ở Bắc Ninh
Cây sưa 200 năm tuổi...
Hơn 1.000 tỷ đồng giảm ô nhiễm cho bãi rác Đa Phước
TP HCM sẽ chi hơn 1.000 tỷ...
Đẩy mạnh phát triển gắn với bảo vệ rừng
Chi cục Lâm nghiệp tỉnh...
Biến đổi khí hậu gây khó khăn cho lâm nghiệp
Do biến đổi khí hậu,...
Tỷ lệ cây lâm nghiệp và cây lâu năm tại Bình Dương đạt 57%
Sáng 4-12, Sở nông...
Đưa mảng xanh vào sân trường
Trồng nhiều loại cây...
Trồng 10.500 cây xanh tại di tích đường Hồ Chí Minh trên biển
Trên 10.000 cây xanh...

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Sưa Đỏ

21-04-2018

Trên mạng hiện nay có rất nhiều tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng cây sưa đỏ tuy nhiên mỗi tài liệu hướng dẫn một cách khác nhau khiến người trồng sưa không biết áp dụng theo phương pháp nào. Chúng tôi với kinh nghiệm 20 năm trồng và khai thác cây sưa đỏ bắc bộ sẽ đưa ra những lưu ý giúp người trồng sưa có được kỹ thuật trồng tối ưu nhất để cây sưa sinh trưởng và phát triển đạt sản lượng lõi cao và giá thành đắt nhất.

Đặc điểm cây sưa đỏ:

-Cây Sưa là cây gỗ lớn, ưa sáng, sinh trưởng trung bình nhưng ở tuổi 1 – 2 sinh trưởng rất nhanh; cây vươn dài tới 3-4 m uốn cong như cần câu, đến cuối tuổi 3 sang tuổi 4 cây tự vươn thẳng.

– Cây sưa rất dẻo và dai, chống chịu bão gió rất tốt, cành sưa không bao giờ bị gẫy do gió bão, gốc sưa bị gió bão xô đổ nghiêng sau lại tự vươn thẳng được.

Giá trị của cây gỗ sưa đỏ 100% trập trung ở lõi của cây.(Nhiều lõi = nhiều tiền) Giá tiền 1kg lõi sưa đỏ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

* Yếu tố chủ quan:

- Kích thước: lõi càng to,càng dài và càng thẳng giá càng cao

- Tuổi gỗ: gỗ càng già giá càng cao

- Mỹ quan: Màu sắc vân đẹp, không bị sâu rỗng thì giá càng cao.

* Yếu tố khách quan:

- Phụ thuộc vào thị trường từng thời điểm. Như vậy người trồng sưa cần phải chăm sóc cây sưa như thế nào để cho thu hoạch nhanh nhất và cho giá trị cao nhất.

 Kỹ Thuật ươm hạt:

- Chọn giống:

Cây Sưa đỏ giống phải được ươm từ hạt những cây sưa đỏ bố mẹ đạt tiêu chuẩn ( trên 15 tuổi,khỏe mạnh,có zen trội nhanh có lõi và nhiều lõi...).

Thời điểm thu hái quả: từ tháng 10 đến tháng 12 quả sau khi thu hái tách vỏ lấy hạt (chỉ lấy hạt khỏe đẹp) nếu để ươm ngay hoặc để nguyên quả để ươm sau tết nguyên đán. Thời điểm ươm tốt nhất Miền Bắc: tháng 10,11 và tháng 2,3. Miền Nam: tháng 11,12,1,2

- Chọn đất ươm: đất hoặc cát để ươm hạt phải nhỏ mịn và sạch không được nhiễm khuẩn. Tạo luống cao 10cm mặt luống rộng 1m rắc đều hạt lên mặt luống (mật độ 1-1,5kg/1m2) sau đó phủ 1 lớp cát mỏng lên bề mặt luống. dùng bình Oroa tưới nhẹ nước lên mặt luống,hằng ngày kiểm tra nếu thấy mặt luống khô thì tưới bổ xung( lưu ý không lên tưới đẫm nhiều nước làm hạt sẽ bị ũng và thối). Nếu thời tiết lạnh( miền bắc) dùng nilon bao phủ kín luống ươm.

Sau thời gian 3 đến 4 tuần nhổ những cây sưa mầm( cây mạ) khỏe mạnh đem cấy vào bầu đất (thường là bầu PE có kích thước 8*12.

Tiêu chuẩn cây con đem trồng

- Cây con đem trồng phải từ 6-12 tháng tuổi.

- Đường kính cổ rễ từ 4-5 mm, cao từ 25-50 cm là tốt nhất.

- Cây khỏe mạnh, không sâu bệnh…

- Khi mua về chưa thể trồng ngay nên tưới ẩm bầu hàng ngày và để nơi có ánh sáng mặt trời.

Chọn đất trồng sưa: Đất trồng sưa nên có độ dốc < 30 độ,không bị ngập úng,đất không bị ô nhiễm hay nhiễm khuẩn và có độ sáng cao...

Thời vụ trồng cây Sưa: Khu vực miền Bắc: Khoảng từ tháng 2 – tháng 4 và tháng 7,8 Khu vực Bắc Trung Bộ: Từ tháng 9 – tháng 11. Khu vực Duyên hải Miền Trung: Từ tháng 11 – tháng 1. Khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Từ tháng 6 – tháng 9.

Mật độ trồng cây sưa: Trồng kinh doanh( bán tỉa hàng năm) cây cách cây 2 hoặc 3m hàng cách hàng 3m. Trồng đại trà(lâu dài) cây cách cây 5m hàng cách hàng 5m Trồng hàng rào hoặc trồng rải rác, trồng làm cảnh cây cách cây 1.5 – 2 mét. Trồng xen với các loại cây khác: Trồng làm cây che mát cafe, trồng làm trụ tiêu, hoặc trồng cây dược liệu, cây ngắn ngày dưới tán cây Sưa đỏ... Khi trồng nhẹ nhàng dùng kéo hoặc dao xé bao nilon bầu đất, tránh làm vỡ bầu đất, sau đó đặt xuống hố đã đào sẵng. Khi trồng đảm bảo mặt bầu dưới mặt đất 5 – 10 cm. Tưới nước ẩm cho hố đất đó để cây có thể bén rễ tốt.

Kỹ thuật chăm sóc cây sưa non:

Chăm sóc

– Sau khi trồng tưới ẩm đều trong 30 ngày cho cây bén rễ hồi xanh. Trồng rừng tập trung nên trồng vào đầu mùa mưa, tiết kiệm chi phí nhân công tưới nước. Trồng ít trong vườn nhà hoặc trồng nơi có thể chủ động được nước tưới ta có thể trồng quanh năm, không cần theo mùa vụ. 

– Tưới nước đều ẩm trong 1 – 2 tháng đầu. Sau đó giảm lượng tưới nước, nhưng nếu gặp thời tiết khắc nghiệt, thấy cây có hiện tượng thiếu nước phải kịp thời bổ xung tránh để cây bị hư hại, giảm sức sống.

– Sau khi trồng 1 tháng, cây phát triển bình thường có thể bón các loại phân hóa học để kích thích sự phát triển của cây. Lưu ý chỉ nên bón 1 lượng rất nhỏ (Khoảng 1 thìa cà phê) cách gốc từ 5 cm.

– Trong 3 năm đầu, mỗi năm làm cỏ bón phân 2 – 3 lần. Bón mỗi cây 0,1 – 0,2kg NPK (12:5:10). - Những năm sau làm cỏ 1-2 lần/năm. Bón mỗi cây tăng 0,1-0,2kg NPK/mỗi tuổi.

 - Cây Sưa đỏ muốn rút ngắn chu kỳ kinh doanh mà cây đạt được gỗ thương phẩm thì phải thường xuyên chăm sóc.

– Trong thời gian 3 năm đầu làm cỏ quanh gốc đảm bảo cây không bị cỏ dại chen lấn tạo nguồn quang hợp cho cây.

– Nên tỉa cành vào cuối mùa khô hàng năm để tạo cho thân cây thẳng. Sau trồng 2 – 3 năm tỉa bỏ cành la, cành võng.Để cây sưa lên thẳng và không bị cong bị đổ bà con nên cắm cọc buộc cây sưa 2,3 năm đầu. Chỉ để cây mọc 1 thân, khi cây đạt chiều cao 3m trở lên mới cho ra cành tán...

– Từ khi cây phát triển bình thường có thể bón phân hoặc không cũng được vì sức phát triển của Sưa đỏ mạnh hơn rất nhiều các loại cây gỗ cùng nhóm và cho thu hoạch sớm hơn rất nhiều.

– Sâu hại: Ít thấy loại sâu ăn lá Sưa. các loài sâu bọ, côn trùng, không thích ăn lá sưa, có một số sâu bọ ăn tạp không bỏ qua cây sưa. Sâu, Bọ, bệnh hại cây sưa còn tùy theo khu vực, có nơi có loài này, có nơi có loài khác… Xem thêm cách phòng trừ sâu bệnh.